TƯ VẤN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – Hotline: 1900633268

anh

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, Luật Hoàng Đức hiện đang cung cấp đường dây nóng tư vấn Luật Đầu tư 24/7. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về vấn đề này, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Tổng đài 1900633268 để được tư vấn miễn phí.

Nền kinh tế mở cửa dẫn đến việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành góp vốn, thành lập doanh nghiệp vào Việt Nam. Luật Hoàng Đức hiểu rằng sự thành công của doanh nghiệp của bạn không chỉ là một quyết định đơn thuần, mà là một hành trình đòi hỏi sự thông tin chính xác và chiến lược tư vấn đầy đủ. Để hỗ trợ quá trình đó, chúng tôi sẽ tư vấn cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng quan về bài viết

Câu hỏi thường gặp

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp và điều chỉnh. Mục đích cá nhân và tổ chức nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam.

  • Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Đầu tư năm 2020 nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực (ngày 01/01/2021) được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.

    Bên cạnh đó, trước đây, khoản 1 Điều 74 Luật Đầu tư 2014 cũng nêu, nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực (ngày 01/7/2015) được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp. Nếu nhà đầu tư có yêu cầu, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    Như vậy, từ những dẫn chứng trên có thể thấy, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là mộ

  • 3.1. Các trường hợp thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    Dưới đây là các trường hợp bắt buộc nhà đầu tư phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

    • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
    • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc các trường hợp sau đây:
    • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
    • Có tổ chức kinh tế là thành viên hợp danh là chủ thể cá nhân nước ngoài nếu là công ty hợp danh hoặc có nhà đầu tư nước ngoài đó nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
    • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế là thành viên hợp danh là chủ thể cá nhân nước ngoài nếu là công ty hợp danh hoặc có nhà đầu tư nước ngoài đó  nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
    • Các dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

    3.2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    Dưới đây là các trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

    • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
    • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC và không thuộc trường hợp bắt buộc được quy định đã nêu tại phần trên;
    • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
  • Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm:

    • Thành lập tổ chức kinh tế mới như: Thành lập công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh;
    • Góp vốn, mua cổ phần từ các doanh nghiệp Việt Nam: Bằng hình thức chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp;
    • Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư;
    • Đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư (hợp đồng PPP);
    • Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC).
  • Theo quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Việt Nam bao gồm:

    • Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ có trong tổ chức kinh tế;
    • Về hình thức đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ được đầu tư dưới các hình thức sau đây:
    • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, hay phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
    • Đầu tư theo hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh;
    • Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
    • Đầu tư về việc thành lập tổ chức kinh tế;
    • Sửa đổi, bổ sung ngành hay nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ phạm vi hoạt động đầu tư và về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư, cũng như các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc dự kiến đặt trụ sở chính.

  • Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho người nước ngoài gồm các giấy tờ sau:

    • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
    • Hợp đồng thuê nhà/văn phòng để thực hiện dự án đầu tư;
    • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người Việt Nam (trường hợp góp vốn chung với người Việt Nam);
    • Văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài tương đương hoặc nhiều hơn với số tiền đầu tư. Nếu tài khoản ở nước ngoài thì giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch thuật, công chứng sang tiếng Việt;
    • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

    Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân cần bổ sung thêm: Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.

    Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần bổ sung thêm:

    • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài;
    • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
    • Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (phải được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong vòng 90 ngày).
  • 8.1. Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

    Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ như đã nêu trên và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    8.2. Bước 2: Giải quyết hồ sơ

    Trong thời gian giải quyết 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư ra thông báo hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ nộp lại.

    8.3. Bước 3: Nhận kết quả

    Sau khi giải quyết hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.

Công ty Luật TNHH Hoàng Đức và Cộng Sự

Tên viết tắt: HD&A LEGAL LLC

Tên nước ngoài: HOANG DUC & ASSOCIATES LEGAL LLC

MST: 0110319744

Địa chỉ: số 9/57, ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.

Mail: hoangduc.lawfirm@gmail.com

Giám Đốc: Luật sư Nguyễn Huy Hoàng là Luật sư đoàn luật sư thành phố Hà Nội

DỊCH VỤ LUẬT SƯ

Tư vấn pháp luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline: 1900633268

Email: hoangduc.lawfirm@gmail.com

THEO DÕI CHÚNG TÔI

Copyright © 2023 Luật Hoàng Đức | Powered by Luật Hoàng Đức