Địa chỉ tòa án nhân dân quận Ba Đình
Nếu bạn đang có những vướng mắc pháp lý liên quan đến trình tự thủ tục, hồ sơ, giấy tờ và các vấn đề pháp lý khác thuộc các lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Doanh nghiệp, Bảo hiểm, Đất đai, Hôn nhân, Thừa kế, Giao thông,… cần thực hiện tại Tòa án nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội bạn có thể liên hệ trực tiếp qua HOTLINE: 1900.633.268 để được hỗ trợ cụ thể.
TRÂN TRỌNG!
Địa chỉ tòa án
Tổng quan về bài viết
1. ĐỊA CHỈ TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH
Trụ sở Tòa án nhân dân quận Ba Đình có địa chỉ tại: số 53 Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
2. CÁC GIẤY TỜ/ TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ KHI ĐẾN TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH
- Đối với nguyên đơn
- Mang theo CCCD (sao y bản chính);
- Các giấy tờ, hồ sơ, chứng từ có liên quan đến vụ án tranh chấp (hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, biên bản xác nhận công nợ, sao kê ngân hàng liên quan đến giao dịch…….) (lưu ý: toàn bộ hồ sơ này phải được công chứng hoặc mang bản chính theo).
- Đối với bị đơn
- Mang theo CCCD
- Các hồ sơ, giấy tờ mà tòa án nhân dân gửi cho người bị kiện
Ví dụ đối với vụ án tranh chấp về hợp đồng, hồ sơ cần có của các bên, bao gồm:
- Đối với nguyên đơn:
- Đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng
- Các giấy tờ cần thiết của người khởi kiện, của các đương sự (giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định cử người đại diện doanh nghiệp……)
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo (giấy tờ liên quan đến hợp đồng, quá trình thực hiện hợp đồng và không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng….)
- Các tài liệu về việc thiệt hại do không thực hiện hợp đồng.
- Các giấy tờ khác (nếu có)
- Đối với bị đơn
- Giấy triệu tập
- Giấy tờ tùy thân có liên quan
- Các tài liệu, chứng cứ khác để bảo vệ quyền và lợi ích của mình
3. HÌNH ẢNH TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH
Toa-an-nhan-dan-quan-ba-dinh
4. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH
Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
- Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình bao gồm: Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; các giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự; tranh chấp về thừa kế tài sản; bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng; tranh chấp về ly hôn, quyền nuôi con, chia tài sản chung; vấn đề cấp dưỡng, xác định cha mẹ con;… quy định tại các Điều 26, Điều 28 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
- Tranh chấp về kinh doanh, thương mại bao gồm: những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau,… quy định tại Điều 30 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
- Tranh chấp về lao động gồm: Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động và những tranh chấp lao động khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại Điều 32 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.Ngoài ra, Tòa án nhân dân quận Ba Đình còn có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ một số tội phạm quy định theo Điều 368 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
- Yêu cầu về dân sự bao gồm: Các yêu cầu tuyên bố hoặc hủy quyết định tuyên bố một người chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, công nhận kết quả hòa giải, yêu cầu công nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản,… và các yêu cầu dân sự khác quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
- Yêu cầu về hôn nhân và gia đình bao gồm: Các yêu cầu về việc hủy kết hôn trái pháp luật; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha mẹ; chấm dứt nuôi con nuôi; mang thai hộ;… và các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
- Yêu cầu về kinh doanh, thương mại bao gồm: các yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;… và các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 31 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.
- Yêu cầu về lao động bao gồm: Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công;… và các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 33 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
5. CÁC LƯU Ý KHI ĐẾN TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BA ĐÌNH
Về giờ làm việc, giờ làm việc của Tòa án nhân dân quận Ba Đình cũng sẽ theo giờ hành chính:
- + Buổi sáng từ 08h00 đến 11h30
- + Buổi chiều từ 13h30 đến 17h00
Về trang phục: cá nhân khi đi vào Tòa án nhân dân quận Ba Đình nên mặc trang phục lịch sự, nghiêm túc và có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa nhằm đảm bảo tính tôn nghiêm trong phiên xét xử.
Về quy trình – thủ tục, Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; Trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
- Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
Về an ninh, Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
- Không mang theo vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
- Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy trường hợp có thể bị Chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, bị bắt giữ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật