Mẫu đơn ly hôn vắng mặt
Nếu bạn quá mệt mỏi với đời sống hôn nhân hiện tại, e ngại thủ tục ly hôn rườm rà mất quá nhiều thời gian! Hãy gặp Luật Hoàng Đức để được tư vấn, hỗ trợ ly hôn nhanh chỉ từ 10.000.000đ. Liên hệ ngay hotline: 1900633268 hoặc 08.4444.88.66 Để được báo giá chi tiết!!!
Khi ly hôn không thể tránh khỏi trường hợp vợ/chồng không cùng có mặt tại Tòa án để giải quyết ly hôn vì lý do cá nhân hoặc một bên không muốn ly hôn.
Liệu trong trường hợp này có được ly hôn vắng mặt không?
Có cần dùng tới mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn?
Những nội dung cơ bản trong mẫu đơn xin ly hôn vắng mặt và cách viết đơn xin như thế nào là chuẩn luật?
Với bài viết dưới đây, Luật Hoàng Đức sẽ hướng dẫn cho những cặp vợ chồng cách viết mẫu đơn xin ly hôn vắng mặt.
Tổng quan về bài viết
1. Có được ly hôn vắng mặt không?
Căn cứ Điều 227 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Như vậy khi giải quyết ly hôn, vợ hoặc chồng vắng mặt vì lý do chính đáng hoặc nếu một bên cố tình gây khó dễ cho bên kia khi tiến hành thủ tục ly hôn thì không nhất thiết cần sự có mặt của cả hai vợ chồng mới giải quyết được ly hôn.
Khi một bên không thể có mặt hoặc cố tình không có mặt tại Tòa án mặc dù đã được Tòa triệu tập hợp lệ, Tòa án sẽ có cách giải quyết trong từng trường hợp cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các bên đương sự.
Tuy nhiên trong từng trường hợp, bên vắng mặt là nguyên đơn hay bị đơn thì cách xử lý sẽ khác nhau.
Với trường hợp nguyên đơn vắng mặt:
Lần thứ nhất triệu tập nếu nguyên đơn vắng mặt, Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
Lần thứ hai vắng mặt mà không có người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên tòa, trong từng trường hợp có cách giải quyết sau:
- Vắng mặt và có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, Tòa án xét xử vắng mặt nguyên đơn;
- Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan Tòa sẽ hoãn phiên tòa;
- Vắng mặt không có lý do chính đáng, không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó.
Trong trường hợp nếu vụ án đó, bị đơn có yêu cầu phản tố; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, chỉ giải quyết phần vụ án có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong trường hợp này sẽ thay đổi.
Với trường hợp bị đơn vắng mặt: Lần thứ nhất bị đơn vắng mặt, Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Lần thứ hai vắng mặt, xét tới có các trường hợp sau:
- Bị đơn vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
- Bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì giải quyết như sau:
Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt, không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, nếu bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì xét xử vắng mặt bị đơn.
2. Tải mẫu đơn xin ly hôn vắng mặt
3. Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin ly hôn vắng mặt
3.1 Thông tin Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Người làm đơn xin ly hôn vắng mặt ghi rõ tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn:
- Với trường hợp là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương nào.
Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa; Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc….
- Với trường hợp là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình,…
3.2 Thông tin người làm đơn
Trình bày rõ thông tin cơ bản của cả vợ và chồng trong mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn, bao gồm các thông tin như sau:
- Thông tin họ và tên người làm đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt (viết bằng chữ in hoa, có dấu);
- Thông tin ngày tháng năm sinh của người làm đơn;
- Thông tin dân tộc, nghề nghiệp;
- Thông tin số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp);
- Thông tin nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
- Thông tin nơi ở hiện tại,… của người làm đơn xin ly hôn vắng mặt;
- Thông tin vợ/ chồng của người làm đơn xin ly hôn vắng mặt.
3.3 Thông tin đăng ký kết hôn của vợ chồng
Người viết đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt ghi rõ địa điểm kết hôn, thời gian kết hôn, thời gian hai người chung sống với nhau theo đúng giấy chứng nhận kết hôn đã được cấp.
3.4 Thông tin lý do xin ly hôn
Người làm đơn trình bày rõ lý do vợ chồng ly hôn, một số lý do có thể trình bày trong mẫu đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt như:
- Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được hoà giải nhiều lần nhưng không có kết quả;
- Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Vợ/chồng vô tâm không thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau đã cố gắng hòa giải nhưng hai bên vợ chồng vẫn không làm tròn bổn phận của nhau, bỏ mặt vợ/chồng muốn sống sao thì sống;
- Vợ/chồng có hành vi ngoại tình đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.
- …
3.5 Thông tin lý do xin xử ly hôn vắng mặt
Người xin ly hôn vắng mặt trình bày rõ lý do chính đáng xin ly hôn vắng mặt không thể có mặt tại Tòa án như:
- Hiện tại đang sinh sống hoặc làm việc ở nước ngoài không thể về hoặc là khoảng cách địa lý khó khăn đi lại;
- Thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần, động đất, dịch bệnh… có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn không thể đến trực tiếp Tòa để tiến hành thủ tục ly hôn;
- Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận không đủ sức khỏe để có mặt tại Tòa án tiến hành ly hôn;
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- …
3.6 Thông tin con chung
- Nếu vợ chồng chưa có con chung, thì ghi “Không có”.
- Nếu có con chung thì ghi rõ thông tin con cái bao gồm: số lượng con chung, họ và tên con, giới tính, ngày/tháng/năm sinh….và trình bày rõ nguyện vọng của mình đối với con cái.
Nếu vợ chồng thỏa thuận được với nhau người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng thì ghi rõ sự thỏa thuận của vợ chồng.
Trong trường hợp chưa thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì ghi rõ nguyện vọng nuôi con hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện vật chất, điều kiện về tinh thần và tư cách đạo đức của vợ/chồng để quyết định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn.
3.7 Thông tin tài sản chung vợ chồng
- Trường hợp không có tài sản chung thì ghi Vợ chồng chúng tôi không có tài sản chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết
- Trường hợp vợ chồng có tài sản chung và đã thỏa thuận được phân chia toàn bộ tài sản chung thì nêu rõ sự thỏa thuận của vợ chồng. Hoặc vợ chồng tự thỏa thuận với nhau và không yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Trường hợp vợ chồng chưa đi tới thống nhất phân chia tài sản chung thì nếu có tài sản chung, phải thống kê chi tiết số tài sản chung của vợ chồng, yêu cầu nguyện vọng trong việc phân chia tài sản đó.
3.8 Thông tin về những vấn đề khác
Thông tin nợ chung và các nghĩa vụ tài chính khác trong thời kỳ hôn nhân,…
4. Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về cách viết mẫu đơn xin ly hôn vắng mặt.
Nếu còn thắc mắc muốn được giải đáp về mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn hay các vấn đề khác, bạn vui lòng liên hệ tới Luật sư tư vấn ly hôn trực tuyến qua HOTLINE 1900633268 của Luật Hoàng Đức.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu ly hôn nhanh, bạn có thể sử dụng dịch vụ ly hôn của chúng tôi tại đây:
Bài viết liên quan
- Quyền hưởng thừa kế của con nuôi theo quy định pháp lý mới nhất
- Tội phạm là gì? Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và các ví dụ
- Cập nhật quy định mới về trình tự và thủ tục giải quyết vụ án hình sự
- Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự
- Quyền và Nghĩa Vụ của Người Bào Chữa Theo Quy Định Hiện Hành
- Trường Hợp Nào Được Phép Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất?
- Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Lần Đầu
- Điều Kiện và Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương: Những Lưu Ý Quan Trọng
- Các Quy Định Pháp Lý Về Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn
- Vợ Chồng Li Hôn Thì Quyền Nuôi Dưỡng Con Cái Thuộc Về Ai?
Bài viết mới
- Quyền hưởng thừa kế của con nuôi theo quy định pháp lý mới nhất
- Tội phạm là gì? Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và các ví dụ
- Cập nhật quy định mới về trình tự và thủ tục giải quyết vụ án hình sự
- Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự
- Quyền và Nghĩa Vụ của Người Bào Chữa Theo Quy Định Hiện Hành
- Trường Hợp Nào Được Phép Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất?
- Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Lần Đầu
- Điều Kiện và Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương: Những Lưu Ý Quan Trọng
- Các Quy Định Pháp Lý Về Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Sau Ly Hôn
- Vợ Chồng Li Hôn Thì Quyền Nuôi Dưỡng Con Cái Thuộc Về Ai?
- Quy Định Pháp Luật Về Chia Tài Sản Thuộc Sở Hữu Chung
- Có được thay đổi nội dung di chúc đã lập hay không?
Nhiều lượt quan tâm
Chuyên mục
- Tư vấn luật
- TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP MIỄN PHÍ- HOTLINE: 1900633268
- TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ – HOTLINE: 1900633268
- TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI MIỄN PHÍ – HOTLINE: 1900633268
- Địa chỉ tòa án nhân dân Cấp Cao tại Hà Nội
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Hà Đông
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Ba Đình
- Địa chỉ tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Long Biên
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Đống Đa